Những giai đoạn phát triển chính của bệnh giang mai

Xoắn khuẩn gây bệnh giang mai không phát triển rầm rộ như các bệnh xã hội khác mà chúng phân chia “chậm rãi, từ tốn” trong một khoảng thời gian dài.Ở mỗi một giai đoạn phát triển của bệnh giang mai, người bệnh sẽ thấy cơ thể có những thay đổi khác biệt với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn.

Các bác sỹ Phòng khám đa khoa quốc tế Hồ Chí Minh cho biết, giang mai là một căn bệnh xã hội nguy hiểm.Vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu triệu chứng của bệnh để phát hiện bệnh sớm.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì giang mai phát triển qua 3 giai đoạn với những biểu hiện bệnh cụ thể như sau:

1.Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 1

Giai đoạn 1 là giai đoạn bệnh mới bắt đầu phát triển qua giai đoạn ủ bệnh. Ban đầu bạn sẽ thấy vết trợt nông, có hình tròn, không gây bất cứ cảm giác gì, không đau, không ngứa. Vết trợt này thường thấy ở bộ phận sinh dục nam nữ và các bộ phận xung quanh.

2.Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 2

-Sau giai đoạn 1 từ 4 đến 10 tuần, cơ thể bắt đầu xuất hiện những nốt ban đỏ, chủ yếu là ở hai bên cạnh sườn và ngực. Đây là dấu hiệu báo hiệu bệnh đã chuyển đến giai đoạn 2. Những nốt này có thể xuất hiện rối biến mất sau 1 đến 3 tuần.

-Sau đó, xuất hiện những nốt đỏ, nổi lên trên bề mặt da có hình tròn hoặc hình bầu dục với những hình dáng và kích cỡ khác nhau. Các mụn này tập trung thành từng mảng, chủ yếu ở bộ phận sinh dục và hai lòng bàn tay, bàn chân.

Hình ảnh Triệu chứng bệnh giang mai

-Không chỉ vậy, bệnh nhân trong giai đoạn này có có những nốt phòng nước, những vết loét, tại những vết loét ấy có thể chảy mủ. Đôi khi kèm theo dấu hiệu sốt nhẹ, đau họng, mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, giảm cân.

-Những dấu hiệu này có thể tự mất đi mà không cần điều trị. Điều này khiến bệnh nhân lầm tưởng rằng bệnh đã hết. Thực tế thì, bệnh đã bước vào giai đoạn tiếp theo.

3.Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 3

Giang mai giai đoạn 3 xuất hiện khá muộn, thường là sau từ 3 đến 10 năm, kể từ khi những triệu chứng đầu tiên xuất hiện.

– Ở giai đoạn này, trên bề mặt da của người bệnh sẽ hình thành các khối u sần, lớn, ăn sâu dưới da, xương và sau đó mềm ra, lở loét và hình thành các vết loét lớn, có mủ, trông rất kinh khủng nhưng lại không gây đau nếu không chạm vào.

–  Sau đó hình thành những vết tổn thương trên khắp bề mặt cơ thể, các vết loét lớn có thể dẫn hoại tử.

Trên đây là những giai đoạn phát triển chính của bệnh giang mai. Hy vọng rằng qua những thông tin nêu trên các bạn có thể hiểu hơn về căn bệnh nguy hiểm này, từ đó sớm phát hiện và có biện pháp xử trí kịp thời.  Lưu ý rằng không nên điều trị bệnh tại nhà khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa nhé bởi nó có thể sẽ khiến xoắn khuẩn giang mai nhờn thuốc và gây hậu quả khôn lường.

Nếu bạn còn có thắc mắc gì hãy nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để được các chuyên gia Phòng khám Đa khoa quốc tế HCM tư vấn cụ thể hơn hoặc có thể gọi theo số 038.558.1111 để được giải đáp và đặt lịch hẹn khám miễn phí.